Ảnh: NY Post
Cô ấy nói với Financial Times: "Cảm giác đau đớn cho phép chúng tôi biến metaverse thành một thế giới sinh động với những trải nghiệm thực hơn bao giờ hết".
Đến năm 2029, Emi Tamaki hy vọng sẽ "giải phóng con người khỏi bất kỳ loại ràng buộc nào về không gian, cơ thể và thời gian".
"Những người như tôi, những người không thể ra ngoài thường xuyên vì chúng tôi không có đủ sức khỏe do bệnh tim, nhờ công nghệ này cũng có thể đi du lịch mọi lúc, mọi nơi", Emi nói.
Sản phẩm của H2L hiện mới chỉ được bán ở Nhật Bản với giá 9.980 yen (1,8 triệu đồng). Với sự hậu thuẫn của Sony, chiếc băng tay của H2L có thể sẽ sớm được tung ra trên thị trường toàn cầu. Được biết, Mark Zuckerberg’s CEO của Meta cũng đang nuôi tham vọng phát triển găng tay xúc giác có thể dùng trong metaverse cùng với kính Oculus Quest.
(Theo Viettimes)
Các nhân vật đại diện cho người dùng trong các ứng dụng metaverse hiện nay chỉ có đầu và thân, dù chúng đều do các công ty công nghệ hàng đầu phát triển.
" alt=""/>Thiết bị đeo tay có thể đem lại cảm giác đau đớn trong siêu vũ trụ số MetaverseVideo ghi lại khoảnh khắc nghi phạm lấy trộm chiếc ô tô lái đi trong khi đứa con 11 tuổi của chủ xe vẫn ngồi trên ghế hành khách.
" alt=""/>Chiếc giày suýt 'cướp mạng' người đàn ôngCông ty của Mỹ cho biết dự định xây ít nhất hai nhà máy bán dẫn trị giá 17 tỷ EUR, hay 19 tỷ USD, tại thành phố Magdeburg. Trong vòng một thập kỷ, Intel sẽ chi gần 90 tỷ USD cho các nhà máy mới tại Đức, cùng những dự án khác tại Pháp, Ireland, Italy, Ba Lan và Tây Ban Nha. Nhà máy Magdeburg dự kiến tuyển dụng 3.000 nhân sự chính thức và 7.000 công nhân xây dựng.
Động thái của Intel nhằm phản ứng lại trước tình trạng thiếu hụt bán dẫn do đại dịch Covid-19 khơi mào khiến các hãng công nghệ, xe hơi tại châu Âu và Mỹ lâm vào khốn đốn. Khủng hoảng chuỗi cung ứng nhấn mạnh sự phụ thuộc của khách hàng vào các nhà sản xuất chip tại Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc, đặc biệt đối với những sản phẩm hiện đại nhất.
Patrick Gelsinger, người vừa nhậm chức CEO Intel năm 2021, đặt ra mục tiêu nâng thị phần của Mỹ trong bức tranh sản xuất bán dẫn toàn cầu lên khoảng 30% trong 10 năm tới, từ 12% của hiện tại. Ông cũng bày tỏ mong muốn thị phần châu Âu tăng từ 9% lên khoảng 20% trong cùng kỳ.
Theo ông Gelsinger, Intel lùi thông báo vài tuần vì cuộc chiến Nga – Ukraine. Tuy nhiên, sau khi thảo luận với các lãnh đạo Đức và châu Âu, công ty quyết định tiếp tục kế hoạch đầu tư. Gần đây, các nhà hoạch định chính sách của EU giới thiệu kế hoạch trị giá 17 triệu USD cho ngành chip đến năm 2030.
Tại Mỹ, các nhà lập pháp đang tranh luận về gói hỗ trợ 52 tỷ USD cho ngành bán dẫn. Ông Gelsinger cho rằng ưu đãi của chính phủ vô cùng quan trọng trong việc đưa chi phí xây dựng nhà máy về mức tương đồng với châu Á. Intel đang có nhà máy tại Ireland, Israel, Arizona, Oregon và New Mexico (Mỹ).
Đức là ứng cử viên “nặng ký”, một phần vì tập trung đông đảo các nhà sản xuất ô tô – những khách hàng quan trọng của nhà sản xuất chip. Quốc gia này cũng không xa lạ với lĩnh vực sản xuất bán dẫn. Một trung tâm sản xuất lớn trong nước là Dresden, nơi Infineon, GlobalFoundries và Bosch vận hành nhà máy.
Ngoài ra, Intel chi thêm 12 tỷ EUR để tăng gấp đôi không gian sản xuất tại Leixlip (Ireland). Tại Italy, công ty đang đàm phán xây dựng nhà máy đóng gói và thử nghiệm chip. Tại Pháp, Intel sẽ xây trung tâm nghiên cứu và phát triển, tập trung vào các lĩnh vực như điện toán hiệu suất cao. Tại Ba Lan, hãng mở rộng phòng thí nghiệm.
Intel đã hoạt động tại EU trong 30 năm và tuyển dụng khoảng 10.000 người.
Du Lam (Theo WSJ)
Theo The Wall Street Journal, Intel có thể sớm công bố thương vụ mua lại Tower Semiconductor, công ty sản xuất chip với giá gần 6 tỷ USD.
" alt=""/>Intel xây nhà máy 19 tỷ USD tại Đức